Bệnh cúm: Nguyên nhân bị cúm, triệu chứng và cách phòng ngừa.

Nguyên nhân bị cúm là từ đâu? Cúm thật sự là gì? 

Nguyên nhân bị cúm thường là do bị lây nhiễm khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh, mà người đó chảy nước mũi, ho hoặc hắt hơi. Virus cũng có thể từ người bệnh bắn ra ngoài và sẽ lây lan trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua việc tiếp xúc và dụi lên mắt và mũi.

Bệnh cúm hãy còn được gọi là bệnh nhiễm trùng thuộc đường hô hấp và được gây ra bởi một loại virus cúm tên là Influenza Virus. Ở Việt Nam, cúm bao gồm các chủng A,B và C. Trong đó có 2 chủng mà chúng ta thường gặp nhất đó chính là chủng A,B.

Cúm có khả năng lây lan với tốc độ cực kỳ khủng khiếp. Ngoài ra, cúm còn được xếp vào là một trong những bệnh đáng sợ nhất trên thế giới vì khả năng bùng dịch của nó. Đã có hàng triệu người tử vong vì những lần cúm bùng phát.

Ai dễ bị mắc bệnh cúm nhất? 

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh cúm. Với chủng virus cúm mới thì tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 90% cả trẻ em và người lớn. Nặng hơn là, bệnh có thể diễn biến nặng hơn với các biến chứng như viêm phế quản, viêm não, phiêm phổi và có thể gây tử vong đối các đối tượng như: những người mắc bệnh mãn tính về thận, phổi, bệnh thiếu máu, và những người suy giảm hệ miễn dịch.

Một số thống kê của (WHO) tổ chức y tế thế giới thì mỗi năm có khoảng 5% cho đến 10% người lớn và từ 20% đến 30% trẻ em bị mắc bệnh cúm. Và hơn nửa triệu người tử vong do những vấn đề về sức khỏe mà bệnh cúm gây ra. Riêng Việt Nam chúng ta thì mỗi năm ghi nhận từ 1 cho đến gần 2 triệu người mắc cúm mùa. Trước đây, thì cúm có thể dễ phát tán vào mùa xuân hoặc đông theo bản chất sinh học của nó, tuy nhiên bây giờ thì chúng ta có thể bắt gặp cúm quanh năm, điều đó góp phần gây nên một số ổ dịch rác rác khắp nơi.

Nhóm đối tượng nào dễ bị mắc cúm (diễn biến nặng)

Nhóm đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc bệnh cúm gồm có: Trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi), người lớn (đặc biệt là trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai, những người suy giảm hệ miễn dịch, người bị béo phì, người có các bệnh mãn tính, HIV/AIDS, tim mạch, ung thư. Ngoài ra, một số bệnh nhân khỏe mạnh nhưng nếu không được điều trị triệu chứng kịp thời cũng có thể dẫn đến tình trạng diễn biến nặng và thậm chí là tử vong.

Một số biến chứng do cúm gây ra

Bệnh cúm xuất hiện quanh năm ở Việt Nam và có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn so với các loại cảm thông thường khác nên thường dẫn tới sự chủ quan của mọi người. Bởi vì sự chủ quan đó mà gây ra việc điều trị quá muộn hoặc không điều trị bệnh. Khi điều trị thì đã muộn, bệnh đã chuyển biến nặng nề và gây ra vô số biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi. Ngoài ra, cúm còn là chất xúc tác để làm phát triển các bệnh như viêm xoang, viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa.

Đối với phụ nữ mang thai, có khả năng thai sẽ bị dị tật, thai lưu hoặc thậm chí là sảy thai trong 3 tháng đầu nếu bị nhiễm cúm. Nếu như trong thời gian mang thai, lỡ không may bị mắc cúm thì thai phụ cần phải theo dõi thao và siêu âm theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, chúng ta không thể không đề phòng biến chứng nguy hiểm nhất mà cúm gây ra đó chính là hội chứng Reye. Đây là một biến chứng gây sưng phù ở não và gan. Dù rằng đây là một biến chứng rất hiếm và khó gặp. Tuy nhiên nó lại rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cực cao. Hội chứng này có thể sẽ xuất hiện chỉ sau vài ngày bị bệnh, đến khi các triệu chứng giảm dần thì người bệnh sẽ đột nhiên nôn mửa rồi sau đó chuyển sang trạng thái mê sảng. Cuối cùng là co giật và chìm vào trạng thái hôn mê, sau đó là tử vong. Hội chứng này thì thường xuất hiện ở trẻ em trong giai đoạn từ 2-16 tuổi.

Tham khảo thêm về bệnh cúm a h1n1 https://vnvc.vn/cum-a-h1n1/

Một số triệu chứng do bệnh cúm gây ra 

Người bị cúm thường sẽ có triệu chứng sau hai ngày kể từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Những triệu chứng thường thấy ở cúm như: đau đầu, ớn lạnh, sốt, chóng mặt, mệt mỏi. Đặc biệt, nếu là trẻ em thì có thể thêm các triệu chứng như đau họng, đau tai, nôn mửa và tiêu chảy.

Những cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả

Để có thể bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất thì chúng ta cần phải nắm được những cách phòng ngừa bệnh cúm sau đây:

1. Phòng tránh lây nhiễm chéo

 Để có thể hạn chế tiếp xúc và bị lây nhiễm chéo thì người bệnh và người khỏe mạnh cần phải đeo khẩu trang nếu có lỡ tiếp xúc với nhau, đặc biệt là giữ khoảng cách tối thiểu 1m.

2. Các đối tượng nguy cơ tránh tiếp xúc với người bị nghi ngờ mắc bệnh

Tránh và giữ cho các đối tượng như: phụ nữ đang mang thai, trẻ em, người lớn tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh cúm.

3. Rửa tay thường xuyên

 Rửa tay với xà phòng thường xuyên cũng là cách phòng tránh cúm hiệu quả bởi vì xà phòng có chức năng diệt khuẩn.

4. Giữ vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh đường hô hấp

Nhà ở cần phải luôn lau dọn sạch sẽ, ngoài ra mỗi ngày cần phải sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh đường hô hấp.

5. Chế độ dinh dưỡng tốt

Bổ sung đầy đủ chất cũng chính là cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng và làm tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể có thể chống lại được virus gây bệnh.
Tham khảo: https://vnvc.vn/