Giải đáp một số bệnh lý phổ biến hiện nay và cách phòng ngừa cùng Khỏe 247

Hiểu rõ các bệnh mãn tính có thể giúp ích cho bạn trong việc xây dựng lối sống lành mạnh và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Cùng Khỏe 247 tìm hiểu về các tình trạng bệnh phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tim mạch (CVD)

Bệnh tim mạch (CVD) là một tình trạng chung cho các bệnh lý  ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu.

Bệnh thường liên quan đến sự tích tụ chất béo lắng đọng bên trong động mạch (được gọi là xơ vữa động mạch) và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Tình trạng xơ vữa và cục máu đông còn liên quan tới các tổn thương động mạch ở những bộ phận khác trong cơ thể như thận, mắt, não, chi dưới…

benh-tim-mach

Bệnh tim mạch rất phổ biến ở nước ta hiện nay

WHO cho biết các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,7 triệu người mỗi năm, chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu. Việc sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít hoạt động thể chất và sử dụng rượu có hại là nguyên nhân gây ra các bệnh này mà biểu hiện chủ yếu là các cơn đau tim và đột quỵ. 

Ngược lại, nếu lối sống này có ở người như tăng huyết áp, tăng đường huyết sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người bệnh bình thường.

Bạn có thể quan tâm: Cập nhật kiến thức về sức khỏe, bệnh học hữu ích nhất

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh thông qua:

Tránh sử dụng thuốc lá

Tăng cường hoạt động thể chất

Xây dựng chế độ ăn uống không lành mạnh

Giảm lượng muối và đường tiêu thụ vào cơ thể

Đột quỵ

Đột quỵ được gọi là tai biến mạch máu não (CVA), bệnh  xảy ra khi một phần não bị mất nguồn cung cấp máu và ngừng hoạt động. Điều này khiến phần cơ thể được kiểm soát do não bị tổn thương sẽ ngừng hoạt động. Phần não không thể nhận được máu và oxy cần thiết và trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết.

benh-dot-quy

Bệnh đột quỵ có thể xuất hiện ở những người trẻ

Tin tốt là đột quỵ có thể được điều trị và ngăn ngừa. Áp dụng một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ. Một lối sống lành mạnh mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa đột quỵ như:

Kiểm soát huyết áp cao

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Tánh sử dụng rượu và thuốc lá

Có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, giảm thực phẩm không lành mạnh

Ung thư

Ung thư là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường ở bất cứ đâu trong cơ thể. Bất cứ thứ gì có thể khiến một tế bào cơ thể bình thường phát triển bất thường đều có khả năng gây ung thư.

Các loại tác nhân gây bệnh hoặc liên quan đến ung thư chung gồm: 

Phơi nhiễm hóa chất hoặc hợp chất độc hại

Bức xạ ion hóa

Một số tác nhân gây bệnh và di truyền học của con người.

benh-viem-khop

Bệnh ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Các triệu chứng và dấu hiệu ung thư phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư cụ thể. Mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng chung không cụ thể lắm, những dấu hiệu sau đây có thể được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác nhau: 

Mệt mỏi

Sụt cân

Đau

Thay đổi da

Thay đổi chức năng ruột hoặc bàng quang

Chảy máu bất thường

Ho dai dẳng hoặc thay đổi giọng nói

Sốt, nổi cục/hạch/u trong cơ thể

Không có bằng chứng chắc chắn nào có thể chữa khỏi bất kỳ bệnh ung thư nào nhưng bác sĩ gợi ý rằng một chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng tốt có thể giúp một người chống lại bệnh ung thư. 

Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng, hoạt động thể chất, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, khám sức khỏe định kỳ và uống thuốc có thể ngăn ngừa ung thư phát triển.

Tham khảo: Thông tin chăm sóc sức khỏe mỗi ngày

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm của các khớp, tình trạng viêm này có thể ảnh hưởng đến một khớp hoặc nhiều khớp. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau với nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau. Hai trong số các loại phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

benh-ung-thu

Viêm khớp ảnh hưởng tại một hoặc nhiều khớp trên cơ thể

Các triệu chứng của viêm khớp thường trở nên nặng nề hơn theo thời gian, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Độ tuổi nào cũng có thể phát triển bệnh viêm khớp, tuy nhiên phổ biến nhất là người trên 65 tuổi. Bên cạnh đó, bệnh cũng thường gặp hơn ở nữ giới và những người thừa cân.

Khi các triệu chứng khớp của viêm xương khớp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bệnh có thể được kiểm soát bằng các cách sau:

Cân bằng hoạt động với nghỉ ngơi

Tránh các cử động lặp đi lặp lại quá mức

Sử dụng các liệu pháp nóng và lạnh

Tăng cường các cơ xung quanh khớp để được hỗ trợ thêm

Hoạt động thể chất thường xuyên

Kiểm soát các triệu chứng của viêm xương khớp. thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không kê đơn (OTC).

Trên đây là một số thông tin hữu ích mà dược sĩ Lê Linh của Trang thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình – Khỏe 247 gửi tới bạn đọc. Hy vọng từ những hiểu biết về các bệnh lý này, bạn đọc biết được cách xây dựng lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe được tốt hơn. Chúc các bạn sức khỏe!