Hướng dẫn chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không

Hiện nay trên nhiều diễn đàn về lĩnh vực sức khỏe, rất nhiều người truyền tai nhau về việc chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, sự thật của cách chữa đó là như thế nào, độ hiệu quả có như lời nhiều người nói. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh trĩ này

Tác dụng của lá trầu không

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong 100g lá trầu không có chưa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Những thành phần chính trong lá trầu không có tính kháng sinh mạnh mẽ, kháng khuẩn, nấm, gây ức chế nhiều loại vi khuẩn chẳng hạn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, liên cầu khuẩn…

Chính vì thế, lá trầu không được dùng để điều chế những liều thuốc cho người bệnh với mục đích giảm đau, kích thích cảm giác đói, chữa những bệnh về răng miệng, viêm phế quản,… và đây cũng là cách chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Trĩ nội – Trĩ ngoại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh dễ dàng

Vì sao lá trầu không có thể chữa được bệnh trĩ ngoại

Trong lá trầu không có nhiều thành phần với đặc tính kháng sinh, kháng nấm, diệt khuẩn hữu hiệu. Chính vì thế mà lá trầu không thường sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, sưng, viêm loét,… và vì thế nó rất thích hợp cho việc điều trị bệnh trĩ ngoại.

Khi đó là trầu không sẽ có khả năng sát khuẩn và chữa lành vết thương, tiêu diệt vi khuẩn và cầm máu, se búi trĩ… điều trị bệnh trĩ 1 cách nhanh chóng.

Theo những phân tích ở trên thì việc điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không là rất có căn cứ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng 1 số bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không theo 1 số phương pháp được trình bày sau đây.

Các bài thuốc chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị: 7 hạt gấc, 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 1 quả cau

 

Tiến hành: rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu chuẩn bị ở trên, tiếp theo cho tất cả vào cối giã nhỏ cùng với một ít muối, bổ cau chia làm 7 miếng nhỏ.

Tiếp theo, cho nguyên liệu thu được vào nồi đun nóng rồi sử dụng chúng để xông hơi hậu môn. Mỗi ngày tiến hành 2 lần. Sau khoảng 3 ngày thực hiện, bệnh nhân sẽ cảm thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Bồ kết có tính ấm, vị cay, nên được sử dụng để trừ đàm, thông khiếu, sát trùng và tiêu viêm, điển hình là kháng khuẩn, hay được sử dụng trong điều trị những bệnh hen suyễn, sâu răng, kiết lỵ, mụn nhọt…

Hạt gấc có tính ấm, hơi đắng, có khả năng tiêu viêm, được dùng trong việc điều trị mụn nhọt, ghẻ lở, sốt rét,…

Quả cau có vị cay, chát, tính ấm nên cũng tác dụng sát trùng, hành khí và lợi thủy,… kết hợp cùng với muối sẽ có tác dụng tiêu viêm và điều trị táo bón rất tốt.

Việc kết hợp 4 vị thuốc trên sẽ có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và chữa lành nhiều vết thương. Bài thuốc này giúp cho người bệnh trĩ ngoại giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị: 10 – 15 lá trầu không

Tiến hành: Rửa thật sạch lá trầu không rồi cho vào nồi để đun sôi, sau đó đợi cho nước ấm thì sử dụng để ngâm hậu môn trong 15 phút, ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Kiên trì làm theo phương pháp này để điều trị bệnh trĩ ngoại trong khoảng 2 tuần sẽ cho ta kết quả điều trị rõ rệt.

Tìm hiểu về các loại thuốc bôi trĩ ngoại hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không kể trên có tác dụng rõ rệt khi người bệnh tiến hành đúng theo sự chỉ dẫn và kiên trì thực hiện, đúng thời gian và kết hợp với chế độ dinh dưỡng, cùng với chế độ sinh hoạt khoa học thì bệnh trĩ ngoại sẽ được cải thiện nhiều.

Trên đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn biết được những cách chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không phổ biến. Nhưng bạn nên nhớ rằng những bài thuốc này chỉ phù hợp với người bệnh trĩ ngoại độ nhẹ, còn đối với những người bị bệnh trĩ ở mức độ nặng thì người bệnh cần đi khám tại các trung tâm y tế để có được liệu pháp điều trị phù hợp

 

Hướng dẫn chữa trĩ ngoại bằng lá trầu khôngultima modifica: 2019-04-18T10:38:03+02:00da thuduong1004